top-banner-2

Chân dung Doanh nhân Thứ ba, 15/06/2021, 10:51 GMT+7
Phạm Thanh Tùng: ‘Khi có cơ hội tại sao chúng ta lại không thử làm trái ngành?’

Những chia sẻ của Phạm Thanh Tùng - một kỹ sư Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên đầy tài năng sẽ khiến bạn bất ngờ về hành trình sự nghiệp của anh ấy- từ một cậu sinh viên rong ruổi theo đuổi đúng chuyên ngành của mình đến những bước ngoặt rẽ hướng sang kinh doanh.

Cuộc sống là những ngã rẽ của sự lựa chọn, nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để thay đổi, chấp nhận rủi ro mà thường đi theo một lối mòn. Nhiều bạn trẻ chấp nhận làm một công việc mình không yêu thích, một chuyên ngành không phù hợp để đổi lấy sự “ổn định”, “an toàn”.

kn-tung-1

Khi cánh cửa Đại học khép lại cũng là lúc bắt đầu hành trình sự nghiệp tưởng chừng như khá ổn định của cậu sinh viên năm ấy  

Là con út trong nhà, xuất thân trong một gia đình mẫu mực, sớm tiếp xúc với giáo dục từ nhỏ, được định hướng sự nghiệp khá rõ ràng, Phạm Thanh Tùng đã nỗ lực hết mình và tốt nghiệp song ngành: Kỹ sư Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên Cử nhân xét nghiệm.

Trở thành niềm tự hào của gia đình khi tốt nghiệp những ngành thật sự danh giá và đáng mơ ước, thế nhưng Thanh Tùng vẫn mang những trăn trở về niềm đam mê kinh doanh của mình khi kinh tế gia đình cũng chỉ ở mức bình thường. Đi theo đúng lộ trình được vạch sẵn, anh chăm chỉ nỗ lực và cống hiến hết mình cho công việc với những sứ mệnh thật đẹp: Tùng cho biết, được làm nghề phụng sự, giúp đỡ mọi người khiến cuộc sống anh thật ý nghĩa. Những ngày đầu trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 thực sự khó khăn, nhưng anh cảm thấy thật sự hạnh phúc và xúc động “Mọi dự định cá nhân dường như tạm khép lại để tập trung cho một công việc vĩ đại hơn - cùng các y bác sĩ nỗ lực chống dịch”. Mang trên vai là trách nhiệm của một nhân viên Y Tế, Tùng nhận được sự tôn trọng và sự hỗ trợ tận tình của mọi người xung quanh. Dù có mệt mỏi, các bạn trẻ cũng không được cho phép bản thân được từ bỏ, vì bên cạnh các bạn, còn rất nhiều đang nỗ lực gấp bội.

kn-tung-2

Không cho phép bản thân dừng bước, Tùng luôn cố gắng hoàn thiện mình mỗi ngày.

Khi dịch bình ổn trở lại cũng chính là lúc Phạm Thanh Tùng- chàng trai nhiệt huyết năm ấy dần trở nên hoang mang và trăn trở cho độ tuổi 30- lúc mà con người ta bắt đầu tập trung và đạt đến đỉnh cao sự nghiệp. Anh vẫn ngày đêm hoàn thành nhiệm vụ của mình, chăm chỉ luyện tập, chăm sóc sức khỏe và vạch ra những định hướng tương lai của mình. Thế nhưng cũng có lúc, Tùng cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ quá mức và stress khi nghĩ về những thứ đang xảy ra. Đó là điều khá dễ hiểu của chúng ta ở độ tuổi này.

Bước ngoặt trái ngành khi làm kinh doanh ở tuổi 30 - Cơ hội không chờ một ai

Không 1 tấm bằng đại học về kinh doanh, không kĩ năng, không kiến thức, cũng không có ai đi trước vẽ đường dẫn lối, những gì Thanh Tùng biết về tài chính- kinh tế chỉ là con số 0. Anh đương nhiên cũng không dám nghĩ gì về việc tự kinh doanh hay tham gia đầu tư gì cả, một phần là sợ rủi ro, một phần là sợ không đủ năng lực. Thế nhưng, khi vô tình xem các chương trình về khởi nghiệp, tài chính như Shark Tank, anh lại suy nghĩ khác “ Ơ thế cái độ tuổi 20-30 thì còn sợ gì mà không thử, còn giới hạn gì mà không dám bứt phá. Bản thân không cho mình phép thử thì lấy gì để cuộc đời cho bạn thêm cơ hội” . Và sau đó, Tùng chia sẻ “ Khi tình cờ thấy trên facebook của một cô bé đăng và theo dõi về lĩnh vực đầu tư tài chính, mình inb trao đổi và tìm hiểu thêm, lúc đấy cũng mong muốn có cơ hội tăng thêm thu nhập nữa. Và rồi khoảng thời gian vào tầm giữa tháng 6/2020 lúc dịch Covid-19 đang bùng phát tại Việt Nam, mình rảnh rỗi và chỉ muốn vào đó tìm hiểu chơi, không thật sự nghĩ sẽ kiếm thêm thu nhập từ tài chính. Sau 2 tháng tìm hiểu thì quyết định bắt đầu nghiêm túc

Thời gian đầu rất khó khăn. Mình làm 2 công việc cùng lúc. Không có nhiều cơ hội gặp gỡ những người đã đi trước trong thị trường này và tìm hiểu thêm.”

 kn-tung-3

Anh và đồng đội của mình đã cùng nhau hỗ trợ và giúp đỡ nhau rất nhiều trên hành trình ấy

Việc cân bằng cuộc sống lại trở nên khó khăn hơn, mình cố gắng hoàn thành tốt công việc chính của mình, tập luyện, ăn uống, đêm về lại mở video, sách, tài liệu về đầu tư tài chính. Giai đoạn ấy rất khó khăn, vì khi nghiêm túc làm điều gì đó, đầu tư cái gì đó thì mình phải hiểu rõ về nó đã. “Và mọi người trong lĩnh vực tài chính mà mình quen biết đã không ngừng hỗ trợ và thắp lên “ngọn hải đăng” đầu tiên trong mình, luôn sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ khi mình cần”. Chính vì sự phát triển đúng lúc và phù hợp với thị trường đầy tiềm năng này nên giờ đây, Thanh Tùng đã có thể thu về nguồn lợi nhuận ổn định trang trải ngoài công việc chính. Giờ đây, anh không còn phải lo toan vấn đề về tiền bạc nữa. 

Con số ấy cứ tăng dần lên, tạo động lực cho Tùng tiếp tục nỗ lực và cố gắng cho 2 công việc, ngay lúc này, Tùng đảm nhiệm cả hai thứ mà anh mơ ước trong đời: một nhân viên y tế hết mực và một người đầu tư tài chính tài năng.

 kn-tung-4

Thỉnh thoảng, anh vẫn có những cuộc vui cùng bạn bè thân thiết sau ngày làm áp lực.

Không nhất thiết bạn phải làm trái ngành, nếu không thể , hãy lựa chọn cả hai. Mọi quyết định quan trọng đều phụ thuộc ở chính bạn.

Tùng thẳng thắn chia sẻ anh không có lời khuyên cụ thể nào cho các bạn trẻ ở độ tuổi 20, vì mỗi người có một mốc thời gian và lộ trình riêng: nếu làm đúng chuyên ngành, bạn thấy vui và kiếm ra tiền, cứ thử. Nếu làm trái ngành mà đúng năng lực và thời điểm, tại sao không?. Còn nếu không thể lựa chọn, cứ cho phép mình làm cả 2, suy cho cùng thành công chẳng có một thước đo cụ thể nào cả.

Thanh Tùng không hối hận vì lựa chọn làm đúng chuyên ngành của mình hay tại sao không lựa chọn kinh tế ngay từ đầu. Anh tôn trọng quyết định của mình và cảm thấy trân trọng giai đoạn khó khăn ấy. 

Tương lai là một dấu hỏi, hiện tại là sự thật tôi luôn muốn cống hiến cho cộng đồng của mình

Với xuất phát điểm khá khó khăn, giờ đây khi có những thành tựu nhất định, anh muốn phát triển nhiều hơn nữa trong thị trường tài chính này không chỉ riêng trong Wefinex

Tùng cũng chia sẻ một câu chuyện đặc biệt trong quá trình kinh doanh của mình : “Sàn Wefinex nói riêng và các sàn các khác nói chung làm về “hệ thống’ hay cái tên gọi hay nghe là “đa cấp”. Bên nước ngoài đã phát triển mô hình này rất lâu rồi như công ty Oriflame, Nuskin, Amway,…Nhưng khi vào Việt Nam, nó đã bị thay đổi và làm cái nhìn của người Việt về mô hình này là xấu là lừa đảo. Xấu hay tốt về mô hình này đều cách nhìn nhận của mỗi người và trải nghiệm mới cho ta biết được câu trả lời thật sự. Làm việc bằng cái tâm và trách nhiệm thì bạn sẽ luôn nhận được kết quả xứng đáng. Hãy cứ trải nghiệm thực tế để có câu trả lời chính xác nhất. Đừng chỉ nghe lời nói.”

 kn-tung-5

Cuộc sống hằng ngày bình dị của Tùng cũng khiến anh cảm thấy thoải mái hơn.

Với bản thân anh, anh không muốn mình là tấm gương cho một ai đó, chỉ mong có thể truyền cảm hứng đến các bạn trẻ. Khi còn trẻ hãy cứ trải nghiệm, học hỏi, cứ thử đi: thất bại thì đứng dậy, làm lại cho đến khi thành công? Kinh doanh không có giới hạn, khi bạn tìm hiểu về lĩnh vực nào đó, hãy nghiêm túc học hỏi và chớp lấy cơ hội, bất kể bạn là ai. Tuy nhiên hãy thực sự lý trí và tỉnh táo để bắt đầu một điều gì đó.

Theo ấn phẩm Kết nối doanh nhân


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

hoa-moc-thien

e-banner-wedding-2

hoa-moc-thien-2

E-banner-Dim-Sum-Weekend-01

viettien

metro-sai-gon